Chất liệu dùng trong tạo hình mũi là những nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo được sử dụng để cấy ghép vào cấu trúc mũi trong quá trình phẫu thuật tạo hình nhằm làm thay đổi cấu trúc và kích thước từng phần hay toàn bộ mũi vì mục đích điều trị hoặc thẩm mỹ.
- Cách lấy:
- Tê tại chỗ giảm đau và bóc tách màng sụn
- Tiêm dưới màng sụn lidocaine có 1/100000 epinephrine tại nhất 3 điểm
- Rạch mang sụn cách đuôi sun 2 mm
- Bóc tách màng sụn, bộc lộ sụn
- Rạch sụn cách bờ đuôi sụn và bờ trên 10-15 mm
- Cắt rời sun theo đường rạch bằng kéo và tách rời đầu sụn khỏi xương
- Màng sụn được khâu lại và đặt dẫn lưu
- Chèn gạc ép 2 bên khoang mũi trong 1-3 ngày sau mổ để ngăn ngữa hematoma và giữ cho phần khung sụn còn lại không bị biến dạng.
- Đường rạch da theo nếp dưới vú để dấu sẹo
- Sụn cần ngắn # 3 cm, lấy sụn 5 hoặc 6 qua đường nếp dưới vú
- Sụn cần dài 5-6 cm lấy từ sườn 7-8-9
- Rạch da 3 cm theo đường nếp vú cách từ cách 1 cm phía trong điểm nối đướng núm vú xuống đường nếp vú
- Tách các cơ bộc lộ màng sụn, Rạch màng sụn hình chữ H bộc lộ sụn. Dùng dụng cụ nâng sụn lên cắt 2 đầu
- Đảm bảo màng sụn bên dưới và màng phổi không bị tổn thương.Kiểm tra sự an toàn bằng dung dich nước muối sinh lý tại nơi lấy sụn sườn
- Ngâm khối sụn vào nước muối 30’ để ổn định hình dạng trước khi đẽo gọt
- Tùy yêu cầu có thể sử dụng sụn sườn nguyên khối hoặc xẻ lát mỏng hoặc thái nhỏ bọc lại
- Gây tê tại chỗ
- Rạch da 3 cm mào chậu
- Bóc tạc bộ lộ mào chậu
- Đục lấy khối xương mào chậu theo yo da mô vùng sống mũi, đầu mũiêu cầu.
- Vị trí vùng thái dương, 1 cm phía trước và 3 cm phía trên vành tai
- Rạch da 3 cm
- Bóc tách bộc lộ cân sâu thái dương. Chú ý tránh làm tỏn thương động mạch thái dương nông
- Lấy diện tích cân sâu thái dương theo yêu cầu
- Đóng vết mổ
6. Vạt da mỡ không biểu mô (de-epithelized dermofat graft): Chỉ định để bổ sung khối lượng cho tháp mũi. Khi cần tăng độ dày cho da-mô vùng sống mũ và đầu mũi, cánh mũi.
Cách lấy:
- Vị trí: vùng mông,vùng cùng cụt, hạ vị và nơi có da - mô dày
- Nếu lấy vùng cùng-cụt, đường rạch phải lệch ra khỏi đường giữa để vết thương dễ lanh và không bị nguy cơ lộ xương cùng-cụt
- Vẽ vùng cần lấy vạt da...
- Gây tê tại chỗ
- Bóc lớp biểu bì (de-epithelial)
- Rạch bóc tạc lấy vat với lớp mỡ và mô dưới da
- Vì miếng ghép da-mỡ có thể co nhỏ lại sau khi lấy và cả sau khi ghép nên phải lấy vạt ghép có diện tích và khối lượng lớn hơn yêu cầu.
7. Silicone: Silicone dùng làm chất liệu cấy ghép thẩm mỹ là một hợp chất cao phân tử (polymer) của silicon (Si) với carbon, hydrrogen, oxygen và một số nguyên tố khác (polydimethylsiloxane). Silicone có cấu trúc hoá học là chuỗi liên kết dài của Silicon (Si) và Oxygen (-Si-O-Si- O-Si-).
Sự thay đổi cấu trúc phân tử bằng những mối liên kết ngang với các phân tử khác tạo ra những sản phẩm có định dạng khác nhau như silicone lỏng (oil), Silicone dẻo (resin), silicone rắn (rubber).
Một chế phẩm của silicone được dùng phổ biến trong tạo hình mũi là Silastic
8. Silastic: Silastic (chữ ghép của silicone và plastic) là tên thương mại của sản phẩm silicone dẻo (silicone elastomer) được hãng Dow Corning đăng ký từ năm 1948. Silastic chính là polydimethylsiloxane được nối ngang (cross-link) với phân tử hydrrogen.
Silicone dạng này rất quen thuộc với giới làm đẹp vì nó chính là các loại miếng ghép cấy độn cho nhiều vùng cơ thể: sống mũi, cằm, má, bắp chân, cơ ngực, mông... Dạng silicone này đã được sử dụng từ lâu và hiện vẫn đang được sử dụng phổ biến trên thế giới.
Ngoài những đặc tính chung của silicone, silastic còn có nhiều ưu điểm thuận lợi cho sử dụng như mềm mại, dai, chắc, dễ thao tác khi phẫu thuật, dễ đẽo gọt chỉnh sửa theo yêu cầu, dễ tạo hình theo hình dạng của cơ quan cần cấy ghép. Nếu kết quả thẩm mỹ chưa hài lòng có thể lấy ra để thay đổi chỉnh sửa rất dễ dàng.
ĐẶC ĐIỂM CỦA SILICONE IMPLANT MŨI
Hiệu quả thẩm mỹ lâu dài. Hình thành bao capsule nên không dính với tổ chức lân cận, di động, dễ lấy ra thay thế chỉnh sửa. Vôi hóa (calcification) do lắng đọng calcium trên bề mặt implant hoặc mặt trong của capsule làm cho hình dạng sống gồ ghề có thể nhìn thấy hoặc sờ thấy.
1. Gore-Tex: là tên thương mại của ePTFE (expanded polytetrafluoroethylene)
PTFE (polytetrafluoroethylene) là một dạng polymer của ethylene (polyethylene) được sáng chế năm 1966 bởi John Cropper, New Zealand. Năm 1969, Wilbert L.Gore, Robert Gore và cộng sự (Mỹ) đã nghiên cứu công nghệ kéo dãn PTFE tạo ra ePTFE là một sản phẩm dai chắc xốp, có rất nhiều lỗ nhỏ li ti (porousmolecular structure), có khả năng chống thấm nước và bay hơi nước ePTFE (water proof and breathable). Đăng ký bản quyền sáng chế năm 1976. Năm 1978 sản phẩm được tung ra thỉ trường với tên thương mại Gore-Tex ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực đời sống (như vải sợi Teflon).
Tấm màng Gore-Tex (Gore-Tex membrane) với 9 tỉ lỗ nhỏ / inch vuông mà mỗi lỗ có kich thước nhỏ hơn 20 000 lần giọt nước và 700 lần lớn hơn phân tử hơi nước, nhờ đó nước không thấm vào được nhưng nước bên trong lại có thể bốc hơi dễ dàng. (W. L. Gore & Associates, Inc., 2013). Đường kính sợi 5-10 um, kích thước lỗ 10-30 um (Thomas Romo et al).
ePTFE được Soyer sử dụng trong lâm sàng lần đầu tiên năm 1972 để nối ghép mạch máu. Năm 1983 được tác gỉa Neel sử dụng trong tạo hình vùng mặt. Năm 1993 được FDA cho phép sử dụng trong tạo hình thẩm mỹ. Thường được sử dụng dưới 2 dạng : tấm lưới (sheet) & khối rắn (block). Dạng tấm lưới có lỗ nhỏ hơn dạng khối và mềm hơn. Trong Tạo hình mũi chủ yếu sử dụng dạng khối rắn có thể gọt tạo hình (sculpted block type).
Đặc điểm:
- Hiệu quả thẩm mỹ kém ổn định hơn silicone
- Có thể nắn chỉnh định dạng sau khi đặt
- Không hình thành bao capsule mà mô lân cận mọc vào và dinh liền với implant nên ít bị vạn xoắn, ít di động hơn mà khó lấy ra khi cần
- Nguy cơ nhiễm trùng cao hơn vật liệu khác
Ít bị vôi hóa hơn silicone
2. Medpor (Porex, Plastipor): chế phẩm của porous ePTFE
Do Paul O’Keeffe sáng chế năm 1999 và hãng Porex Surgical sản xuất với tên thương mại Medpor. Kích thước lỗ của Medpor lớn 100-250 um cho phép không chỉ mô mềm mà cả mô sụn xương có thể mọc vào bám dính.
Medpor và Gore-Tex là 2 chất liệu nâng mũi phổ biến nhất ở Mỹ. 2 chất liệu này có đặc tính khác nhau trong đó Gore-Tex tương đối an toàn hơn, mềm hơn Medpor nên được sử dụng nhiều hơn. Tỉ lệ nhiễm trùng của Gore-Tex là 5%, Medpor là 19%. Theo Thomas Romo với 300 cases trong 9 năm, tỉ lệ nhiễm trùng 3-4 %. Medpor có thể dùng làm sống mũi, trụ mũi (columella strut)
3. Supramid mesh (polyamid mesh) : sản phẩm của hãng Ethicon Sommerveille, New York, là một organopolymer của E-caprolactam, cấu trúc mềm mại hợp với mô mềm, có chứa hắc tố (black pigment) có khả năng liên kết phát triển với tế bào tổ chức tại chỗ. Tỉ lệ nhiễm trùng 0.8%, tỷ lệ biến dạng 1.5%.
4. Mersilene mesh (polyethylene mesh): cũng là sản phẩm của của Ethicon Sommerveille, ra đời năm 1950. Sản phẩm là những tấm sợi không tiêu (nonabsorble) 30 x30 cm, có thể hấp tiệt trùng. Tính chất mềm mại, không sờ thấy dưới da.
5. Prolene mesh (polypropylene mesh): có cấu trúc tấm lưới sợi đan (như chỉ prolene). Sản phẩm của Ethicon Prolene Suppliers.
6. Surgicel (methylcellulose): cũng là sản phẩm của Ethicon có dạng tấm lưới đan bằng sợi cellulose, không tan. Thường dùng để cầm máu trong phẫu thuật, có thể làm chất liệu độn ghép, mềm mại, an toàn.
TS. BS. Cao Ngọc Bích
Trưởng khoa Phẫu thuật Thẩm mỹ Bệnh viện An Sinh
Phó Chủ tịch Hội thẩm mỹ Tp. Hồ Chí Minh
----------------------------------------------------------
Khoa Thẩm mỹ Bệnh viện An Sinh
Lầu 1 nhà A, 10 Trần Huy Liệu, Q. Phú Nhuận, Tp. HCM
Điện thoại: (028) 38457777 - số máy lẻ: 130, 164, 165, 166, 167
Nguồn :http://www.ansinh.com.vn/News.aspx?NewsID=1838&CatID=68&TypeID=2