Chi tiết sản phẩm

Trụ Mũi Vách Ngăn Sinh Học Osteopore ( Miếng Đôi )

Mã sản phẩm : Osteopore
Giá bán : 4,500,000 VNĐ
Mô tả : Size : 39 x 25 x 1.25 mm

TỔNG QUAN CÁC VẬT LIỆU :


"Là công ty đầu tiên trên thế giới hướng đến thương mại hóa Công Nghệ tạo sàn tự tiêu sinh học 3-D cho việc tái tạo mô"
Công ty OSTEOPORETM International Pte Ltd (Singapore) được thành lập từ năm 1992 và có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất các mô cấy ghép hấp thụ sinh được sử dụng trong lĩnh vực chấn thương chỉnh hình. Các sản phẩm của Osteopore được sản xuất bằng công nghệ in 3D chính xác bằng vật liệu sinh học và cho phép tùy chỉnh hình dạng hình học.
Osteopore tham gia vào việc thiết kế, phát triển và tiếp thị các bộ phận cấy ghép polymer có thể hấp thụ sinh học để sử dụng trong phẫu thuật thần kinh, chỉnh hình vùng răng hàm mặt. Công nghệ độc quyền In-Situ Tissue Engineering (ISTE) của Osteopore cho phép phát triển các cấu trúc sinh học là các sản phẩm tổng hợp theo kết cấu mô - xương có thành phần sinh học để tối ưu phục hồi sau chỉnh hình. Công nghệ cốt lõi của Osteopore, kiến trúc vi mô mô phỏng sinh học bằng công nghệ in 3D tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chữa lành xương, mang lại nhiều triển vọng phát triển thông qua việc R&D mô cấy phẫu thuật. Kiến trúc vi mô mô phỏng sinh học bằng in 3D được sử dụng trong tất cả các sản phẩm của Osteopore.
Sản phẩm đạt chứng nhận FDA (U.S.), CE Mark (European Union), TGA (Australia), HSA (Singapore), KFDA (Korea)

OSTEOMESH® – THẨM MỸ VÙNG MẶT
Linh hoạt, thích hợp cho chỉnh hình cấu trúc mũi - đường viền ổ mắt, miếng Osteomesh® là một miếng lưới linh động về độ dày khác nhau, được thiết kế cho các trường hợp không chịu lực trong tái tạo sàn ổ mắt. Tia phóng xạ đi có thể xuyên qua, giúp đánh giá chính xác sự tái tạo mô, xương thông qua hình ảnh chụp CT-scan.
SẢN PHẨM OSTEOMESH® CỦA OSTEOPORE (Singapore)

 

ƯU ÐIỂM CỦA SẢN PHẨM TRỤ VÁCH NGĂN OSTEOMESH®
1 .An toàn - tính tương thích sinh hQc cao của PCL được FDA chứng nhận
Sản phẩm được làm từ chất liệu PCL (Polycaprolacton), là một polyester phân hủy sinh học có độ dẻo dai cao và khả năng tương thích sinh học tốt, bền trong nước, dầu, dung môi và clo.
PCL phân hủy chậm hơn so với các polyester phân hủy sinh học khác trong điều kiện sinh lý cơ thể người thành H2O và CO2. Khi đưa vào trong cơ thể, sẽ bị hấp thu dần dần trong vòng 18 - 24 tháng.
Ðây là chất liệu không độc hại và có thể pha trộn với những polymer khác.


2.Ứng dụng công nghệ in 3D với cấu trúc vi mô xốp mô phỏng mô da

Cấu trúc vi mô xốp:
Osteomesh® được thiết kế với cấu trúc vi mô xốp liên kết dạng tổ ong giúp tạo điều kiện tương thích cho mô phát triển.
Có hiệu quả như một trụ đỡ lâu dài và chắc chắn để duy trì hình dạng của mũi.
Cấu trúc vi mô xốp cũng giúp dễ dàng cố định bằng chỉ, đơn giản hóa ca phẫu thuật.
Kích thước mắt lố:
Osteomesh® được thiết kế mắt lưới có kích thước 400µm tối ưu nhất cho việc sinh trưởng, độ bám dính của tế bào mô và sụn.
Tăng độ bền cơ học, độ cao mũi ổn định và lâu dài, giảm thiểu tình trạng sụp lún.

* Theo các nghiên cứu khoa học: 400µm là kích thước lỗ phù hợp cho sự phát triển của tế bào sụn và nguyên bào sợi. Mô sinh trưởng nhiều hơn 130% so với kích thước 300µm, độ bám dính và lấp đầy hơn 120% so với kích thước 500µm
3.Hiệu quả và kinh tế
Kích thước gấp x2 lần các sản phẩm khác, với giá thành hợp lý. Osteomesh (Dual) Size (mm): 39 x 25 x1.25



DỰNG TRỤ MŨI BẰNG SỤN VÁCH NGĂN LÀ GÌ?

Sụn vách ngăn là phần sụn nằm ở giữa hốc mũi và có tác dụng ngăn cách hai bên lỗ mũi. Sụn vách ngăn chiếm vai trò khá quan trọng, giúp lưu thông khí và bảo và nền cho mũi trước các tác động bên ngoài.
Khi nói đến nâng mũi bang sụn tự thân, nếu sụn sườn được dùng để nâng cao phần sống mũi, sụn tai dùng để bọc đầu mũi thì sụn vách ngăn chính là phần sụn dùng để gia cố nền mũi và trụ mũi, song song với đó là điều chỉnh dáng lỗ mũi.

Nhờ vào đặc tính dẻo, mềm và có độ bền cao mà sụn vách ngăn được các Bác sĩ ưa chuộng dùng để bọc đầu mũi hoặc dùng để làm miếng ghép tạo dựng nền mũi vững chắc và kéo dài, nâng cao đầu mũi.
Bên cạnh đó, sụn có độ dày và cứng khá lý tưởng, sẽ hạn chế tối đa tình trạng mũi bị biến dạng khi phẫu thuật. Ðồng thời, đây cùng là vật liẹu tự thân vô cùng phù hợp với thao tác dựng trụ mũi, khắc phục:
-Các khuyết điểm mũi bị lệch, vẹo.
-Hai lỗ mũi không đều nhau.
-Trụ mũi thấp, mũi bị lệch.
Tuy nhiên, phương thức này cũng có những nhược điểm, bao gồm: số lượng mô có hạn với từng cá thể, cần có thêm bước phẫu thuật để lấy mô ra từ cơ thể, thời gian phẫu thuật dài và có các biến chứng khác nhau tại vị trí lấy.
Ðể khắc phục những nhược điểm này, các nghiên cứu đã báo cáo việc sản xuất mô tự thân bằng công nghệ sinh học với các thành phần y sinh học. Và nổi trội hơn hẳn trong các vật liệu sinh học chính là Polycaprolactone (PCL).
-PCL là một polyester phân hủy sinh học có độ dẻo dai cao và khả năng tương thích sinh học tốt, bền trong nước, dầu, dung môi và clo.
-Ðây là chất liệu không độc hại và có thể pha trộn với những polymer khác.
-PCL được ứng dụng nhiều cho y tế như: thay thế xương, phân phối thuốc trong cơ thể, hay chỉ tự tiêu,…
-Vách ngăn (trụ mũi) được tạo hình từ PCL ít biến chứng (nghiêng, gãy, lộ hay thủng ra da) hơn so với các vật liệu khác.

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHÁC BIỆT VỀ MẶT CẤU TRÚC VÁCH NGĂN

 

Vách ngăn trụ mũi phải hỗ trợ được quá trình gắn kết, tăng sinh và phân chia tế bào, vì vậy điều quan trọng là phải tạo ra một thiết kế có cấu trúc vật lý và thành phần giống như một ma trận ngoại bào. Trong mọi điều kiện, kích thước mắt lỗ và khả năng liên kết lỗ của vách ngăn là rất quan trọng đối cho sự phát triển của tế bào mô mới, sự xâm lấn tế bào, khuếch tán chất dinh dưỡng và loại bỏ việc trao đổi chất. Kế tiếp mới đến môi trường vi mô 3 chiều (3D) tạo ra sự tập hợp và biệt hóa tế bào.
Các bài báo cáo khoa học đã tiến hành đánh giá hình thái của tế bào sụn và nguyên bào sợi, đồng thời quan sát các tương tác của tế bào để xác định kích thước mắt lỗ phù hợp nhất cho việc tạo ra Vách ngăn phù hợp nhất dành riêng cho phẫu thuật nâng mũi cấu trúc.
Osteomesh PCL - Cấu trúc vi mô dạng tổ ong của Osteopore. Mặt đúng (trái) và mặt ngang (phải) / Kích thước mắt lưới 400µm

PCL mesh khác - Cấu trúc vi mô dạng đwờng đồng nhất / Kích thwớc mắt lwới 500µm

Kết luận: Nếu lỗ mắt lưới quá nhỏ, sự tương tác, xâm nhập và quá trình trao đổi chất của tế bào sẽ bị hạn chế, dẫn đến giảm thiểu sự tăng sinh của các tế bào bám vào vách ngăn. Ngược lại, nếu lỗ mắt lưới quá lớn, diện tích bề mặt rỗng quá to để tế bào bám vào và không thể xâm lấn hoàn toàn, do đó độ bền cơ học của khung bị phá hủy do thể tích rỗng tăng lên. Theo nghiên cứu của Perez và Mestres, kích thước lỗ rỗng lý tưởng của vách ngăn rơi vào khoảng từ 100 đến 400 µm. Các lỗ rỗng lớn hơn 500 µm là quá lớn để tạo điều kiện cho tế bào tương tác với cấu trúc vi mô; do đó, các tế bào thâm nhập vào nhưng lại giảm đi sự bám dính, và không thể lấp đầy nên tạo ra các khoang rỗng không chứa mô.